桃 [ đào ] (10n)

1 : Cây đào, sắc đào rất đẹp, cho nên người đẹp gọi là [đào tai] [桃腮] má đào. Tương truyền rằng bà Tây Vương Mẫu [西王母] cho Hán Võ Ðế [漢武帝] quả đào và bảo rằng thứ đào này ba nghìn năm mới chín một lần, cho nên chúc thọ hay dùng chữ [bàn đào] [蟠桃]. Cổ nhân bảo cành đào trừ được các sự không lành, cho nên đến tết nhà nào nhà nấy đều cắm cành đào ở cửa gọi là [đào phù] [桃符], các câu đối tết cũng thường dùng hai chữ ấy. Ông Ðịch Nhân Kiệt [狄仁傑] hay tiến cử người hiền, nên đời khen là [đào lý tại công môn] [桃李在公門] nghĩa là người hiền đều ở cửa ông ấy cả. Nay gọi các kẻ môn hạ là [môn tường đào lý] [門牆桃李] là do nghĩa ấy.
2 : [Ðào yêu] [桃夭], một thơ trong Kinh Thi [詩經] nói việc hôn nhân chính đáng, nay ta gọi con gái đi lấy chồng là [đào yêu] [桃夭] là vì đó.
3 : Ông Ðào Tiềm [陶潛] có bài ký gọi là [đào hoa nguyên ký] [桃花源記] nói về sự người Tần chán đời, vì thế ngày nay mới gọi người ở ẩn là [thế ngoại đào nguyên] [世外桃源].
4 : Cổ nhân có câu [đào hoa khinh bạc] [桃花輕薄] vì thế nay mới gọi con gái bất trinh là đào hoa, nhà xem số gọi là số đào hoa cũng là do ý đó.
5 : [Dư đào] [餘桃], Dy Tử Hà [彌子瑕] ăn đào thấy ngon để dành dâng vua Vệ, vì thế vua yêu, nay gọi kẻ đàn ông được ai yêu là [dư đào] là bởi cớ đó.