陰 âm (11n)

1 : Số âm, phần âm, trái lại với chữ dương 陽. Phàm sự vật gì có thể đối đãi lại, người xưa thường dùng hai chữ âm dương 陰陽 mà chia ra. Như trời đất, mặt trời mặt trăng, rét nóng, ngày đêm, trai gái, trong ngoài, cứng mềm, động tĩnh, v.v. đều chia phần này là dương, phần kia là âm. Vì các phần đó nó cùng thêm bớt thay đổi nhau, cho nên lại dùng để xem tốt xấu nữa. Từ đời nhà Hán 漢 trở lên thì những nhà xem thuật số đều gọi là âm dương gia 陰陽家.
2 : Dầm dìa. Như âm vũ 陰雨 mưa dầm.
3 : Mặt núi về phía bắc gọi là âm. Như sơn âm 山陰 phía bắc quả núi.
4 : Chiều sông phía nam gọi là âm. Như giang âm 江陰 chiều sông phía nam, hoài âm 淮陰 phía nam sông Hoài, v.v.
5 : Bóng mặt trời. Như ông Đào Khản 陶侃 thường nói Đại Vũ tích thốn âm, ngô bối đương tích phân âm 大禹惜寸陰,吾輩 當惜分陰 vua Đại Vũ tiếc từng tấc bóng mặt trời, chúng ta nên tiếc từng phân bóng mặt trời.
6 : Chỗ rợp, chỗ nào không có bóng mặt trời soi tới gọi là âm. Như tường âm 牆陰 chỗ tường rợp.
7 : Mặt trái, mặt sau. Như bi âm 碑陰 mặt sau bia.
8 : Ngầm, phàm làm sự gì bí mật không cho người biết đều gọi là âm. Như âm mưu 陰謀 mưu ngầm, âm đức 陰德 cái phúc đức ngầm không ai biết tới.
9 : Nơi u minh. Như âm khiển 陰譴 sự trách phạt dưới âm ty (phạt ngầm). Vì thế nen mồ mả gọi là âm trạch 陰宅.